Đánh giá về tin tức này, các tin đồn trên thị trường cho rằng trước khi lệnh cấm của Mỹ có hiệu lực, Huawei đã gấp rút bổ sung đơn đặt hàng cho TSMC để mở rộng nguồn cung chip. Hãng này dự trữ khoảng 10 triệu chip Kirin 9000 tiến trình 5nm. Điều này giúp lợi nhuận ròng tương ứng trong quý 3 của TSMC đạt 137,3 tỷ Đài tệ (tương đương 4,8 tỷ USD), tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái, lập kỷ lục lợi nhuận ròng trong một quý.
Xét về cơ cấu doanh thu cụ thể, doanh thu kinh doanh điện thoại di động của TSMCchiếm 46% trong quý, gần với mức 48% của cả năm.
Làm thế nào để lấp đầy khoảng trống năng lực do Huawei để lại? TSMC đã trả lời vào tháng 6 năm ngoái rằng nếu Mỹ cấm công ty bán chip cho Huawei, các đơn đặt hàng khác có thể nhanh chóng thay thế chỗ trống của Huawei. “Chúng tôi hy vọng điều đó (việc công ty bị cấm bán chip cho Huawei - PV) sẽ không xảy ra. Nếu nó xảy ra, chúng tôi sẽ bù đắp trong thời gian rất ngắn”, Chủ tịch TSMC Lưu Đức Âm nói tại một cuộc họp cổ đông thường niên.
Vào tháng 7 năm ngoái, có thông tin thị trường cho rằng Apple yêu cầu TSMC xuất xưởng 80 triệu chiếc iPhone 12 và bộ vi xử lý A14 trên iPad Air. Động thái này được những người trong ngành coi là một trong những nguyên tắc để TSMC duy trì hiệu suất tăng sau khi mất Huawei.
Đánh giá về tốc độ tung ra nhiều sản phẩm mới của Apple trên thị trường nửa cuối năm 2020, suy luận trên không phải là không có cơ sở. Trong nửa cuối năm, Apple đã tổ chức ba hội nghị ra mắt sản phẩm và mang đến hơn chục sản phẩm mới. Sản phẩm đầu tiên sử dụng chip A14 là iPad Air thế hệ thứ 4 và lô điện thoại di động hỗ trợ 5G đầu tiên là iPhone12 series.
Ngoài Apple, TSMC cũng có thêm nhiều đối tượng thay thế để lấp chỗ trống. Gần đây, TSMC cho biết các đơn hàng của họ đã được đặt đến nửa đầu năm 2022. Trước đó, có 3 báo cáo về việc TSMC tăng giá trên thị trường, bao gồm tăng 25% giá wafer 12 inch và bãi bỏ hoàn toàn giá ưu đãi cho khách hàng vào năm 2021.
Giám đốc tài chính của TSMC Hoàng Nhân Chiêu cho biết, sau khi chi 8,8 tỷ USD trong ba tháng đầu năm, công ty dự kiến đầu tư khoảng 30 tỷ USD trong năm 2021 cho việc mở rộng và nâng cấp công suất, cao hơn mức 25 tỷ USD dự kiến trước đó. Ông này cũng chia sẻ kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD trong 3 năm tới để tăng năng lực sản xuất và nghiên cứu, phát triển công nghệ bán dẫn.
Điều này khiến các nhà máy mới trở thành ưu tiên hàng đầu. Gần đây, Chủ tịch TSMC Lưu Đức Âm cũng cho biết khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh chất bán dẫn về dự kiến xây dựng wafer fab tiên tiến 5nm ở Phoenix, Arizona. Đây là một trong những dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất trong lịch sử của Mỹ.
Tuy nhiên, TSMC phải đối mặt với một số thách thức mới. Việc Chính phủ Mỹ áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ đã thúc đẩy các công ty bán dẫn địa phương tái định hình chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Vào cuối tháng trước, Giám đốc điều hành mới của Intel Pat Kissinger thông báo về kế hoạch chi 20 tỷ USD xây dựng hai nhà máy mới ở Mỹ, nhằm tăng đáng kể khả năng sản xuất chip tiên tiến và mở cửa kinh doanh xưởng đúc cho khách hàng bên ngoài.
Về vấn đề này, Giám đốc điều hành của TSMC Ngụy Triết Gia nhấn mạnh, Intel cũng là một khách hàng quan trọng. “Trong lĩnh vực bán dẫn thuần túy, việc cải tiến công nghệ quy trình tiên tiến là rất quan trọng, nhưng trao trọn niềm tin cho khách hàng còn quan trọng hơn. TSMC chưa bao giờ cạnh tranh với khách hàng. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất so với Intel”.
Phong Vũ
Khách hàng của công ty gia công chip TSMC (Đài Loan) trải qua tình trạng khan hiếm bán dẫn kéo dài do căng thẳng địa chính trị và nhu cầu leo thang đột biến.
" alt=""/>Nhà sản xuất bán dẫn cắt nguồn cung cho Huawei, Apple lại “lấp đầy chỗ trống”Số người sử dụng Mobile Money ở châu Phi hạ Sahara hiện chiếm 43% toàn cầu. (Nguồn: GSMA)
Châu phi hạ Sahara là toàn bộ phía Nam của châu Phi, tách biệt với Bắc Phi vốn trù phú với văn hóa có nhiều nét tương đồng với thế giới Ả Rập. Các nước như Mozambique, Zimbabwe, Kenya hay Nigeria ở khu vực châu Phi hạ Sahara thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu như khủng hoảng lương thực, đói nghèo, dịch bệnh.
Hơn một nửa các nước ở khu vực này có tỷ lệ đói nghèo trên 35%, tương đương chi phí ăn uống dưới chuẩn 1,9 USD/ngày, theo Ngân hàng Thế giới. Riêng Mozambique, tỷ lệ đói nghèo đa chiều là khoảng 62%.
Nhưng nhờ giải pháp Mobile Money, nhiều người nghèo đã có cơ hội tiết kiệm an toàn tránh khỏi những rủi ro khi để tiền mặt cất giữ trong nhà.
Giải pháp này được các nhà mạng viễn thông ở mỗi nước cung cấp, giúp những người không có tài khoản ngân hàng vẫn có thể tiếp cận các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Tại châu Phi hạ Sahara, Mobile Money hoạt động nhờ 2,7 triệu đại lý cũng chính là những người dân địa phương sở hữu tiền mặt với khả năng trao đổi tiền cho nhiều người.
Những bài học thành công
Nằm ở Đông Phi, Kenya có thể xem là hình mẫu lý tưởng nhất của Mobile Money. Ngay ở buổi bình minh của 3G, nhà mạng Safaricom đã triển khai dịch vụ thanh toán di động mang tên M-Pesa.
Lượng người dân Kenya sử dụng M-Pesa tăng nhanh chóng mặt, chủ yếu nhờ tính linh hoạt trong việc gửi và rút tiền. Đặc biệt, M-Pesa còn tạo ra một thị trường thứ cấp mua bán gói ứng tiền nhanh airtime, nhờ đó càng thu hút được những người thuộc tầng lớp thu nhập thấp sử dụng.
Cho đến nay, số người sử dụng M-Pesa đã vượt qua cả dân số Kenya, 66 triệu thuê bao so với khoảng 55 triệu người. Tổng giá trị giao dịch trên Mobile Money năm 2020 cũng lập kỷ lục 47 tỷ USD, gần bằng một nửa tổng GDP của cả đất nước.
Mobile Money giúp người dân Zimbabwe không phải mang bọc tiền đi mua bánh mì.
Từ chính bài học thành công này, Safaricom đã phủ sóng M-Pesa khắp các nước châu Phi, sang tận Trung Đông, thậm chí là Đông Âu. Tuy nhiên, cuối cùng dịch vụ M-Pesa ở Romania, Albania và Ấn Độ đã phải đóng cửa khi không tiếp cận được thị trường.
Cùng với M-Pesa ở Kenya, các nhà mạng ở các nước khác trong khu vực bắt đầu học theo mô hình này. Nổi bật nhất phải kể đến Zimbabwe, đất nước nằm ở phía Nam của lục địa đen với hơn 14 triệu dân và 16 ngôn ngữ chính thức.
Mobile Money nơi đây đang được kiểm soát hoàn toàn bởi EcoCash với thị phần lên tới 99%, cung cấp các dịch vụ từ năm 2011. Hiện số người sử dụng Mobile Money đã chiếm 49% dân số Zimbabwe trong khi chỉ 28% người dân có tài khoản ngân hàng.
Thành công của Mobile Money ở Zimbabwe bắt nguồn từ siêu lạm phát bùng nổ vào năm 2008. Khi đó, người dân phải cầm một chồng tiền hàng trăm tỷ đô Zimbabwe mới mua được một ổ bánh mì. Chính phủ Zimbabwe cuối cùng phải từ bỏ đồng tiền của quốc gia mình và chuyển sang dùng USD cùng các đồng ngoại tệ của nước láng giềng.
Không còn khả năng tự in tiền dẫn tới thiếu tiền mặt, tiền gửi tiết kiệm của người dân mất mát do không kiềm chế được lạm phát, ngân hàng từ chối cho vay bởi lo sợ nợ xấu, tất cả đã tạo ra sự đứt gãy cho nền kinh tế Zimbabwe. Điều này buộc chính phủ phải đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt mà cứu cánh mang tên Mobile Money đã xuất hiện.
Còn tại Mozambique, nơi ⅔ dân số (31 triệu người) sống ở vùng nông thôn thiếu điện nước và các nhu cầu cơ bản, Mobile Money vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển dù dịch vụ mKesh đã có mặt từ năm 2011.
Thị trường này mới có 6,6 triệu người dùng với khoảng 32.000 đại lý Mobile Money, chủ yếu là do số người sử dụng dịch vụ viễn thông cũng chỉ đạt con số tương đương. Ba nhà mạng ở Mozambique là Mcel, Vodacom và Movitel (một liên doanh của Viettel với doanh nghiệp địa phương) vẫn đang nỗ lực phủ sóng đất nước rộng 801,537 km2 này.
Mobile Money có thể là bước đệm để thoát nghèo, nhưng tất cả chỉ có hiệu quả cùng một chính sách điều hành nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và giải quyết được những bài toán khó khác như thiếu hụt lương thực, chăm sóc y tế cơ bản. Đó có thể là kim chi nan, nhưng không phải cây đũa thần cho các nước châu Phi hạ Sahara.
Sandbox đầu tiên ở Việt Nam gọi tên Mobile Money
Tại Việt Nam, Mobile Money hiện đang được triển khai thí điểm theo cơ chế Sandbox từ tháng 3/2021. Với 45,8 triệu người có tài khoản ngân hàng (chiếm 63% dân số), như vậy vẫn còn khá lớn người dân chưa thể dùng kênh thanh toán điện tử. Chính phủ cho phép sử dụng Mobile Money để thanh toán các loại dịch vụ và hàng hóa có mệnh giá nhỏ thì số lượng người dân có thể tham gia thanh toán điện tử sẽ rất lớn.
Từ những hàng hóa như cốc trà đá, vé gửi xe, bánh xà phòng, gói mì tôm, cho đến hóa đơn điện, nước, giáo dục, y tế, vay tín dụng,... người dân sẽ rút điện thoại ra để thanh toán. Có thể nói, bất cứ người dân nào cũng có thể sử dụng điện thoại để chi tiêu thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó sẽ tiết kiệm được đáng kể các chi phí và thời gian.
Hơn nữa, điều này sẽ thúc đẩy thương mại điện tử, các sàn giao dịch hàng hoá nông nghiệp, nhất là với vùng sâu vùng xa. Đa phần người nông dân hiện bán nông sản vẫn dùng thanh toán tiền mặt và họ cũng không thể bán hàng cho những người ở xa.
Mobile Money giúp người ở nông thôn, miền núi, có thể bán một nải chuối ở vườn của mình cho mọi khách hàng trên toàn quốc, với giá tốt nhất. Nhiều người dân bị gạt ra ngoài hệ thống tài chính chính thống, sẽ được tiếp cận các dịch vụ mang tính đổi đời trên nền tảng Internet.
Ngay sau khi được Ngân hàng nhà nước cấp phép cho các, doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ Mobile Money thì chỉ sau một đêm, 100% các thuê bao di động của Việt Nam có thể tham gia thanh toán điện tử một cách thuận lợi theo phương thức mới.
Tuy nhiên, Mobile Money tại Việt Nam có thăng hoa như các nước Châu Phi hay không còn chờ cách thức triển khai của các nhà mạng.
Phương Nguyễn
Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money vừa được đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an và Bộ TT&TT ký kết.
" alt=""/>Châu Phi thoát nghèo nhờ Mobile MoneyVụ tai nạn giao thông này xảy ra trên một đoạn đường cao tốc ở tiểu bang Maine, Mỹ, vào tháng 12 năm 2019.
Đoạn video ghi lại nội dung vụ việc cho thấy, một chiếc xe container đang di chuyển trên đường thì bất ngờ quay đầu nhưng tài xế mất kiểm soát dẫn đến việc chiếc xe bị đâm vào dải phân cách.
Cú đâm khiến đầu xe container bị hư hỏng nhẹ. May mắn là không có ai bị thương trong vụ tai nạn.
Nguyên nhân của vụ tai nạn này được xác định là do đường có nhiều tuyết, trơn trượt khiến chiếc xe bất ngờ mất lái và đâm vào dải phân cách.
Cảnh sát đã quyết định công bố đoạn video này nhằm nhắc nhở các tài xế nên lái xe thận trọng, nhất là trong thời tiết mùa đông.
Phương Linh (Theo Live Leak)
Hyundai Kona chính thức ‘đánh bại’ Ford EcoSport để giữ ngôi vị dẫn đầu ở phân khúc SUV đô thị cỡ nhỏ năm 2019.
" alt=""/>Đường trơn, container mất lái đâm dải phân cách